Găng tay chống cắt là gì?
Găng tay chống cắt (Cut Resistant Gloves) là một loại găng tay bảo hộ được thiết kế đặc biệt nhằm bảo vệ tay người lao động khỏi vết cắt hoặc vết xước trong quá trình làm việc với vật sắc nhọn như các loại dao nhọn, lưỡi lam, kim loại, thủy tinh, tấm sắt, tấm lưới hoặc gốm sứ hoặc các công cụ sắc nhọn như dao, kéo,…
Các loại bao tay chống cắt cơ bản
Găng tay chống cắt lưới kim loại là một loại. Nó được làm từ những vòng kim loại thường được sử dụng trong những ngành ứng dụng thực phẩm
Găng tay chống cắt có thể làm bằng vật liệu sợi chống cắt (găng tay chống cắt sợi, sợi thủy tinh). Hoặc được dệt bằng vật liệu thường (sợi PPE, HPPE, PVA, cotton, Mesh Nylon) rồi phủ lớp chống cắt (Polyurethan, Nitrile, Cao su Latex,..)
Thêm lớp phủ PU giúp bám tốt hơn với những bề mặt trơn, trượt
Găng tay bảo hộ chống cắt cấp 3 Hyflex 11-800
Bên cạnh đó, lực cắt, độ sắc, chiều dài vết cắt và kiểu cắt, tốc độ cắt ảnh hưởng đến khả năng chống chịu của đôi găng tay bảo hộ. Vì vậy đối với mỗi môi trường làm việc khác nhau cần xác định mức độ nguy hiểm cụ thể để lựa chọn đôi găng tay chống cắt phù
dễ dàng thao tác với những chi tiết nhỏ nhất
Bạn quan tâm!
Những tiêu chuẩn của găng tay bảo hộ
Độ chống cắt được đánh giá theo tiêu chuẩn EN 388:2003 hoặc tiêu chuẩn ISO 13997.
Ở tiêu chuẩn EN388, họ sử dụng lưỡi quay tròn đường kính 40mm xoay theo hướng chuyển động. Lưỡi dao di chuyển qua lại trong một khoảng cách nhỏ khoảng 50mm với lực cắt 5N. Số lượng lượt cắt được ghi lại và so sánh. Độ chống cắt được đánh giá trong tháng đo từ “0” đến “5” tùy thuộc vào số vòng trung bình trước khi bị cắt đứt hoàn toàn. Tham khảo thêm ở bảng bên dưới
Tiêu chuẩn EN388
Hướng dẫn chọn bao tay chống cắt phù hợp
Tất nhiên, chuyện này phải bắt đầu bằng việc nghiên cứu
Giám định môi trường
– Những chấn thương có xảy ra thường xuyên hay không?
– Các chấn thương này xảy ra lúc nào, ở đâu?
– Những chấn thương xảy ra như thế nào? Do dao kéo nhỏ, dao kéo to hay máy móc?
– Bạn đang sử dụng găng tay chống cắt ở cấp độ nào và bạn có thường xuyên sử dụng chúng hay không? Nếu như không, có phải do bao tay của bạn khó mang/tháo hay không thao tác tốt khi đeo bao tay không?
Một số lưu ý khi sử dụng găng tay chống cắt
Lựa chọn bao tay đúng kích cỡ
Khi đặt mua găng tay chống cắt (hoặc các loại găng tay khác như găng tay cao su Latex, găng tay cao su Nitrile) thì bạn cần mua nhiều kích thước khác nhau, kích thước găng được phân theo dạng size chuẩn như S, M, L, XL.
Lựa chọn găng tay kích thước quá rộng có thể làm cho bạn thoải mái, tuy nhiên việc thao tác công việc trở nên khó khăn hơn.
Găng tay quá chật làm máu khó lưu thông do đó dễ làm cho bạn bị tê tay, về lâu dài sẽ không tốt cho sức khỏe.
Kiểm tra lại găng tay trước khi đeo
Đeo găng tay vào và kiểm tra kỹ xem găng có bị rách, thủng hay không.
Kiểm tra bên trong găng có dị vật, côn trùng gì không.
Không đặt niềm tin quá vào găng tay chống cắt
Găng tay chống cắt không có nghĩa là bảo vệ toàn diện không bao giờ bị đứt. Bởi như đã nói ở trên, tùy vào độ chống cắt của găng tay sẽ phù hợp với mỗi công việc khác nhau. Tuyệt đối không nên thử dưới mọi hình thức bằng việc mang bao tay chống cắt thử với lưỡi cưa, máy cắt, máy khoan,… hay thậm chí là dùng dao đâm.
Vệ sinh găng tay
Đa số các loại găng tay chống cắt đều có thể dễ dàng giặt bằng nước ấm có pha ít xà phòng. Giặt sạch bao tay chống cắt và phơi ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
Nên thay mới sau một thời gian sử dụng
Tuy găng tay chống cắt vẫn chưa bị hư hỏng, rách, nhưng sau một thời gian sử dụng nên thay mới vì các vật liệu cấu tạo sẽ bị lão hóa bởi hóa chất, ma sát trong quá trình làm việc. Khuyến khích thay găng tay chống cắt 6 tháng 1 lần.
Những hiểu biết sai lầm về găng tay chống cắt
Cắt như thế nào cũng không đứt
Nhiều người cứ nghe từ chống cắt là yên tâm nó sẽ chống cắt toàn diện, cho dù có đưa vào lưỡi cưa cũng không sợ đứt tay. Suy nghĩ này là sai lầm, nó có thể lấy đi bàn tay của bạn bất cứ lúc nào nhé.
Găng tay chống cắt không có nghĩa là không bị đứt, bị rách. Như đã đề cập ở trên, mỗi găng tay sẽ có độ chống cắt khác nhau, việc chịu chống cắt phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: ngoại lực tác động, hướng cắt, kiểu cắt,… Chính vì vậy cần tuân thủ theo đề xuất của nhà sản xuất đưa ra.
Có thể chống dao đâm
Bạn cần hiểu hai khái niệm: cắt và đâm khác nhau. Cắt là theo chiều dài, còn đâm là theo hướng vuông góc với bề mặt. Chính vì vậy mà găng tay chống cắt cấp độ 5 không đồng nghĩa với việc nó có thể chịu được lực đâm xuyên cấp độ 5, và ngược lại.
Găng tay chống cắt không bao giờ đứt, rách
Bất kỳ vật dụng nào cũng có niên hạn sử dụng của nó, việc sử dụng găng tay chống cắt một thời gian dài có thể sẽ làm ảnh hưởng đến kết cấu vật liệu tạo nên găng tay. Ngoài ra trong quá trình sử dụng chúng ta cũng cần vệ sinh găng tay thường xuyên, hóa chất để giặt găng có thể làm ảnh hưởng đến tính chất vật lý và hóa học của găng tay. Do đó cần thay mới sau thời gian 6 tháng sử dụng.
Như đã đề cập ở phần cấp độ chống cắt của bao tay chống cắt, chúng ta cũng sẽ hiểu được rằng ở mỗi cấp độ khác nhau, độ chống cắt sẽ khác nhau. Ví dụ ở cấp độ 1, bạn chỉ cần dùng dao bén và tì mạnh dao thì găng tay sẽ bị đứt. Và cùng con dao đó, cắt găng tay chống cắt cấp độ 3 thì sau 7 đến 8 nhát mới đứt được. Chính vì vậy mà găng tay ở cấp độ nào cũng chắc chắn sẽ đứt chứ không phải không bao giờ đứt.
Không được giặt găng tay chống cắt
Bạn hoàn toàn có thể giặt găng tay chống cắt, cho dù găng tay được làm từ vật liệu gì đi nữa (bằng vải sợi, phủ Nitrile, sợi thép). Tuy nhiên bạn nên giặt bằng nước ấm pha xà phòng loãng, tránh dùng quá nhiều hóa chất tẩy rửa sẽ làm ảnh hưởng đến chất liệu cấu tạo nên găng tay.